Home Chạm đến trái tim Chia sẻ: Phước đức vô hình

Chia sẻ: Phước đức vô hình

Chia sẻ: Phước đức vô hình
PHƯỚC ĐỨC VÔ HÌNH
* Phước là vô hình, không ai nhìn thấy, nhưng khi nhìn thấy:
– Người giầu sang.
– Người thông minh, tài giỏi.
– Người có quyền chức.
– Người có uy đức.
– Người có hình tướng đẹp.
– Người có giọng nói hay, giọng hát hay.
– Người luôn khoẻ mạnh bình an.
– Gia đình hoà thuận…
Thì đó là biểu hiện của người có phước.
*Tại sao người có phước?
Có rất nhiều nguyên nhân, vì luật nhân quả rất công bằng, vi diệu, sâu sắc, ta không hiểu hết được, chỉ nghe thấy giảng và nhớ được chút ít là:
1.Người năng bố thí là được phước giầu.
2.Người tôn kính bậc đáng kinh .
Tận tình dậy bảo người khác.
Các kiếp quá khứ có tu thiền định theo Đức Phật, tôn kính Phật.
Hoặc trong khó khăn gian nan, tìm cách cứu trợ nhau…
Người đã gieo nhưng nguyên nhân trên trong quá khứ thì kiếp hiện tại được thông minh tài giỏi.
* Người không biết đạo, do cuộc sống sinh nhai, cứ mải mê đi kiếm tiền, tích tiền, nhưng ít phước, phước cạn thì làm mãi cũng không giầu. Người nghèo, muốn thoát nghèo thì phải biết làm phước, không có tiền của thì bố thí công sức, ai cần giúp đỡ sẵn lòng giúp đỡ, hoặc dùng lời nói để chia sẻ yêu thương, hoặc đi chùa lễ kính Phật, cúng dường với đồng bạc lẻ ít ỏi, dần dần tích phước, làm ăn sẽ khá lên.
* Người biết đạo thì lúc nào cũng năng làm phước. Nhưng làm phước cũng cần có trí tuệ.
– Người năng bố thí cúng dường, mong cầu giầu có mà không tu đạo đức, quả báo đến được hưởng giầu có, giầu có rồi sinh ra hưởng thụ, con cái ỉ lại, không học hành tử tế, đua đòi hưởng thụ thì sinh ra hoạ, và phước này hưởng dần cũng hết.
– Người tu thật tâm, tu chân chính cần hiểu rõ điều này, làm phước rất nhiều nhưng không mong cầu hưởng phước.
Làm phước với tâm từ bi, yêu thương cứu độ chúng sinh.
Làm phước rất nhiều nhưng không chấp công.
Khi làm phước với tâm như vậy thì phước thành phước vô lậu tu thiền mới có kết quả và tâm linh mới khai mở.
Giới Định Tuệ
● Bài viết này có thể chia sẻ không cần xin phép.
Xin vui lòng giữ lại nguồn, không chỉnh sửa.
Namo Buddhaya
__(())__
St Chu Thơm
Nguồn: Hang đinh